「たら」và「~ば」khá giống nhau về mặt ý nghĩa. Cả hai thể này đều
nhằm diễn tả điều kiện để việc gì/hành động gì đó xảy ra: “Nếu A thì B.”
Tuy nhiên có một vài điểm khác nhau như sau:
① あした雨だったら、でかけない。
→ Nếu mai mưa thì tôi sẽ không ra ngoài.
(Điều kiện này chỉ đúng với trường hợp ngày mai, còn với ngày khác thì chưa
chắc. Và kết quả của “nếu mai mưa” là “tôi sẽ không ra ngoài”, kết quả này có
thể khác trong những lần sau)
② ひまだったら、飲みに行こう。
→ Nếu cậu rảnh thì đi nhậu đi.
(Điều kiện này xảy ra tại thời điểm nói, thấy bạn rảnh nên người nói rủ đi
nhậu. Nếu vào ngày khác có thể sẽ là một hoạt động khác. Vế kết quả trong câu
này được nhấn mạnh hơn)
2.「~ば」diễn đạt điều kiện/ giả định
mang tính nhất quán, có thể xảy ra nhiều lần hoặc liên tục. Vế điều kiện quan
trọng hơn vế kết quả.
① 安ければ、買います。
→ Nếu rẻ thì tôi sẽ mua.
(Có thể không chỉ lần này mà các lần khác nếu thấy rẻ tôi cũng sẽ mua. Vế
điều kiện “nếu rẻ” quan trọng vì nó quyết định có mua hay không)
② 日本の新聞を よく読めば、漢字がじょうずになりますよ。
→ Nếu mà thường xuyên đọc báo tiếng Nhật thì sẽ giỏi kanji hơn đấy.
(Điều kiện này gần như là luôn đúng, không nhất thiết chỉ xảy ra một lần, và
vế điều kiện “đọc báo tiếng Nhật” quan trọng vì nó quyết định kết quả là “giỏi
kanji”)
※ Tuy nhiên 「~ば」cũng có thể dùng với các điều kiện chỉ
xảy ra một lần (tức là 「~ば」có cách dùng giống 「~たら」nhưng nghĩa rộng hơn, diễn tả được cả những điều kiện khác nữa như đã nói ở
trên)
Ví dụ ta cũng có thể nói: ひまであれば、飲みに行こう。
3. 「~ば」hay dùng
trong các câu thành ngữ, tục ngữ.
① 備えあれば憂いなし
→ Nếu có chuẩn bị thì sẽ không lo lắng → Cẩn tắc vô áy náy (備え: そなえ : sự chuẩn bị、憂い: うれい : ưu phiền, lo âu)
4. 「~たら」có thể
dùng để diễn tả hai sự việc liên kết nhau về mặt thời gian. Trong trường hợp
này nó không mang nghĩa là điều kiện nữa mà là hai sự việc xảy ra trước sau. Ở
đây vế 「~たら」biểu thị
hành động đã hoàn thành trước, vế sau biểu thị hành động sau đó.
② 洗濯を したら、白いシャツ が ピンク になりました。
③ 田中さんに手紙を だしたら、すぐに返事がきました。
④ 彼が来たら、会議を はじめます。
→ Khi anh ta đến thì sẽ bắt đầu họp.